Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

TẤT TẦN TẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN

 

5 tháng trước

 

15:16

Chuyển nhượng dự án là một hình thức đầu tư mang lại lợi ích cho cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, để tiến hành chuyển nhượng thành công, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần hiểu rõ hơn về nó. Cùng INMERGERS tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Khái quát về chuyển nhượng dự án

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Chuyển nhượng dự án đầu tư là việc các nhà đầu tư của một dự án chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của mình cho một nhà đầu tư khác thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư.

<ALT: chuyen-nhuong-du-an-dau-tu-la-gi?>

Chuyển nhượng dự án đầu tư là gì?

2. Các hình thức chuyển nhượng dự án

1. Chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc phần lớn số cổ phần/phần vốn góp của Công ty sở hữu dự án.

Hình thức này thường được lựa chọn nhiều nhất do có nhiều ưu điểm như thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí… Tuy nhiên, do có thể liên quan đến các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp mà các cổ đông/thành viên không muốn chuyển nhượng hoặc do sợ rủi ro.

2. Thực hiện chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản không gắn với việc chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp/chuyển nhượng công ty.

Hình thức các cổ đông không chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp mà chỉ muốn thực hiện chuyển nhượng một dự án mà công ty đang triển khai để phục vụ cho một mục đích nhất định.

3. Chuyển nhượng tài sản trên đất

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê của nhà nước là không được phép. Tuy nhiên, cá nhân hoặc tổ chức được quyền chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất và doanh nghiệp nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện các thủ tục thuê đất.

<ALT: cac- hinh-thuc-chuyen-nhuong-du-an>

Các hình thức chuyển nhượng dự án

4. Sáp nhập doanh nghiệp sở hữu dự án

Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu dự án sẽ chấm dứt hoạt động. Mọi tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty sở hữu dự án sẽ chuyển sang cho Công ty nhận sáp nhập.

5. Chia, tách doanh nghiệp sở hữu dự án, sau đó chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp được tách khi đủ điều kiện thực hiện dự án.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ có những phương án chia tách khác nhau. Sau khi hoàn thành chia, tách doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý các bên sẽ tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần. Đây được xem là một trong những phương án điển hình giúp kiểm soát nghĩa vụ, công nợ minh bạch, rõ ràng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển nhượng dự án

1. Thị trường BĐS

Nếu thị trường BĐS phát triển minh bạch thì giao dịch chuyển nhượng ổn định, cân bằng; ngược lại, giao dịch chuyển nhượng sẽ trở nên mang nhiều rủi ro, cung không đủ cầu nếu thị trường BĐS nhiều tiêu cực, không cân đối.

2. Yếu tố pháp luật

Đây là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chuyển nhượng dự án. Các bên đôi khi phải chịu sự chi phối của những luật lệ chặt chẽ nhà nước đưa ra.

3. Thị trường vốn, tài chính

Để thực hiện chuyển nhượng dự án, chủ đầu tư cần huy động một lượng vốn nhất định, đồng thời là nguồn cung một lượng tương đối người lao động và các loại hàng hoá xây dựng liên quan. Do vậy, dao động của thị trường vốn và tài chính có ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân nói chung và của quá trình chuyển nhượng dự án nói riêng.

<ALT: can-quan-tam-den-cac-yeu-to-anh-huong-den-qua-trinh-chuyen-nhuong>

Cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển nhượng

4. Các tiêu chí để lựa chọn đối tác chuyển nhượng dự án

1. Tầm nhìn và chiến lược của đối tác

  • Mục tiêu của đối tác khi thực hiện chuyển nhượng
  • Tầm nhìn và chiến lược của đối tác cần phù hợp và cùng hướng với doanh nghiệp

2. Hoạt động kinh doanh của đối tác

  • Kinh nghiệm, thành tích của đối tác trong ngành.
  • Các vận hành và làm việc của doanh nghiệp đối tác.
  • Trình độ người lãnh đạo của doanh nghiệp đối tác.
  • Tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác là tiêu chí đánh giá đối tác

quan trọng doanh nghiệp cần lưu tâm để hợp tác lâu dài và hạn chế rủi ro.

3. Tiêu chí của chủ đầu tư khi nhận dự án chuyển nhượng

Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.

<ALT: chon-dung-doi-tac-giup-viec-dau-tu-tro-nen-an-toan-hon>

Chọn đúng đối tác giúp việc đầu tư trở nên an toàn hơn

5. Lợi ích của chuyển nhượng dự án với các bên liên quan.

1. Đối với doanh nghiệp

Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ chuyển nhượng sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau chuyển nhượng được nâng cao.

- Nâng cao quy mô doanh nghiệp

- Giảm chi phí nhân lực

- Cải thiện nguồn lực tài chính

- Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật

2. Đối với Chủ đầu tư

Là chủ thể trực tiếp bỏ vốn và thực hiện các hoạt động đầu tư dự án bất động sản, lợi nhuận là lợi ích đầu tiên và trực tiếp nhất mà Chủ đầu tư hướng tới khi thực hiện dự án đầu tư. Không chỉ có vậy, thông qua việc nhận chuyển nhượng dự án, các Chủ đầu tư có thể mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn trên thị trường cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

<ALT: loi-ich-tu-chuyen-nhuong-du-an-dau-tu>

Lợi ích từ chuyển nhượng dự án đầu tư

Kết luận:

Nếu thương hiệu của bạn đang cần tìm hiểu thêm về kinh nghiệm mua bán doanh nghiệp, hãy đến với MMatch - sàn mua bán doanh nghiệp của IMMERGERS, nơi giúp nhà đầu tư tìm được những đơn vị chuyển nhượng dự án, cũng như giúp những đơn vị chuyển nhượng tìm được khách hàng.

Chia sẻ