Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

Làm sao để lựa chọn sàn mua bán doanh nghiệp uy tín?

 

5 tháng trước

 

16:08

Trong thời đại 4.0 khi làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sàn mua bán doanh nghiệp cũng ngày càng trở nên phổ biến khi ứng dụng công nghệ vào việc tiếp cận các thương vụ M&A. Hãy cùng INMERGERS tìm hiểu thêm trong bài viết này.

1.Mua bán doanh nghiệp (M&A) là gì?

M&A là viết tắt của cụm từ "Mergers and Acquisitions" (Sáp nhập và Mua lại). Đây là thuật ngữ để chỉ các hoạt động sở hữu quyền kiểm soát doanh nghiệp của các công ty và tập đoàn thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác trên thị trường. Thông thường, các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được sử dụng như một chiến lược kinh doanh trong việc mở rộng quy mô, cải thiện hiệu suất và đẩy mạnh tăng trưởng.

<ALT: ma-la-hoat-dong-mua-lai-hoac-sap-nhap-giua-hai-hay-nhieu-doanh-nghiep>

M&A là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp.

Hoạt động M&A là một công cụ chiến lược quan trọng, được xem như là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giữ đà tăng trưởng và nhanh chóng mở rộng thị trường kinh doanh nhờ có thêm nhân tố mới. Chính vì vậy, việc tham gia M&A ngày càng có xu hướng tăng nhanh chóng khi các doanh nghiệp dần nhận thức được vai trò và những lợi ích mà M&A mang lại trong việc hiện thực hóa những mục tiêu phát triển.

2.Các phương thức mua bán doanh nghiệp

Tùy vào đặc điểm và sự phát triển của thị trường mà mỗi thời điểm, các doanh nghiệp lại có những phương thức tiếp cận M&A khác nhau. Dưới đây là một số cách thức thực hiện các thương vụ M&A cùng những đặc điểm của từng cách thức.

a) Phương thức truyền thống:

Trước đây khi công nghệ chưa phát triển, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thường sử dụng các phương thức tiếp cận truyền thống để tham gia vào thị trường M&A và thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Các phương thức truyền thống thường diễn ra với sự gặp gỡ và tương tác trực tiếp giữa các bên tham gia trong thương vụ M&A, trong đó phổ biến là hai cách thức sau:

  • Giao dịch trực tiếp: Một trong những cách dễ dàng nhất mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể thực hiện là chào bán và tìm doanh nghiệp mục tiêu một cách thủ công. Khi đó, người mua và người bán tiếp cận và thương lượng trực tiếp với nhau.
  • Giao dịch thông qua dịch vụ môi giới: Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ môi giới và thuê một bên thứ ba (có thể là chuyên gia môi giới, nhà đầu tư hoặc công ty tư vấn) để tìm kiếm đối tác và đại diện cho họ trong quá trình M&A.

Các phương thức tiếp cận M&A truyền thống đều yêu cầu sự tương tác và giao tiếp trực tiếp giữa các bên tham gia M&A. Mặc dù điều này sẽ cho phép các bên tự do tham gia M&A và chủ động kiểm soát thông tin, các phương thức truyền thống vẫn tồn tại nhiều hạn chế và rủi ro. Trong đó, đặc biệt là vấn đề tiêu tốn thời gian và chi phí, khi mà các doanh nghiệp phải chi trả đến hàng ngàn USD và mất từ 1-2 năm để hoàn thành các thương vụ. Ngoài ra, một số phương thức M&A truyền thống có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính minh bạch và cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan.

<ALT: cach-thuc-mua-ban-doanh-nghiep-truyen-thong-ton-tai-nhieu-han-che-cho-ben-mua-va-ben-ban>

Cách thức mua bán doanh nghiệp truyền thống tồn tại nhiều hạn chế cho bên mua và bên bán.

b) Sàn mua bán doanh nghiệp:

Khi công nghệ phát triển và thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0, các cách thức gia nhập thị trường M&A cũng được cải tiến với sự ra đời của các sàn mua bán doanh nghiệp.

Sàn mua bán doanh nghiệp là một nền tảng hoạt động trực tuyến được thiết kế để kết nối người mua và người bán trong quá trình mua bán, hợp tác và đầu tư vào các doanh nghiệp. Các nền tảng kết nối M&A là nơi tập trung để các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua có thể tìm thấy và tiếp cận với nhau để thực hiện các giao dịch đầu tư, mua bán và sáp nhập.

Điểm mạnh của nền tảng mua bán doanh nghiệp so với các phương thức truyền thống nằm ở việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, việc kết nối giữa bên bán và bên mua trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn:

  • Tăng khả năng tiếp cận đối tác: Không còn trở ngại về khoảng cách địa lý và doanh nghiệp có thể thực hiện kết nối trên khắp thế giới.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Nhờ việc có thể tiếp cận các đối tác một cách dễ dàng, các giao dịch thông qua các sàn M&A giúp các bên giảm thiểu chi phí và thời gian tìm kiếm cơ hội mua/bán phù hợp.
  • Thông tin rõ ràng, đầy đủ: Các bên tham gia có thể tiếp cận với nguồn thông tin minh bạch về đối tác/dự án được cung cấp bởi các sàn mua bán doanh nghiệp.
<ALT: san-mua-ban-doanh-nghiep-ung-dung-cong-nghe-khien-viec-tham-gia-ma-tro-nen-de-dang-va-thuan-tien>

Sàn mua bán doanh nghiệp ứng dụng công nghệ khiến việc tham gia M&A trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Nhờ sự tiện lợi và những lợi thế trên, các doanh nghiệp và nhà đầu tư ngày càng có xu hướng sử dụng các sàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp để thực hiện các thương vụ M&A.

3. Lựa chọn sàn mua bán doanh nghiệp phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều sàn mua bán doanh nghiệp với những đặc điểm và đối tượng khác nhau. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng để tìm được nền tảng phù hợp và phục vụ cho mục đích của mình. Đây là một số yếu tố mà các bên có thể cân nhắc để lựa chọn:

  • Phù hợp với lĩnh vực và mục đích M&A: Các nền tảng kết nối đầu tư có thể được phân chia theo nhiều lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp khác nhau để phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ, có những nền tảng chuyên dành cho các SME hoặc chuyên dành cho các lĩnh vực như tài chính, nhượng quyền…
  • Danh tiếng, độ tin cậy: Để đảm bảo sự an toàn của giao dịch M&A, các bên cần tìm hiểu kỹ càng về độ tin cậy của nền tảng cũng như của thương hiệu sở hữu nền tảng đó. Thông thường, các sàn có danh tiếng lớn sẽ giúp các bên giảm thiểu rủi ro hơn, tránh việc lừa đảo và những thông tin không xác thực về dự án/bên bán/bên mua.
  • Độ bảo mật của nền tảng: Việc tham gia các thương vụ M&A sẽ cần đến các tài liệu và thông tin cá nhân của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vì vậy, vấn đề bảo mật cần được các bên đề cao khi lựa chọn sàn mua bán doanh nghiệp an toàn để tránh việc bị tiết lộ thông tin với ảnh hưởng bất lợi.
  • Giao diện thân thiện với người dùng và dễ điều hướng: Khi sử dụng các nền tảng trực tuyến, giao diện dễ hiểu là một trong những động lực khiến người dùng lựa chọn sử dụng. Một nền tảng mua bán doanh nghiệp với thiết kế rắc rối sẽ khiến việc tìm kiếm đối tác theo đó trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn.
  • Có các dịch vụ bổ sung đi kèm: Đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia M&A, sự trợ giúp từ nền tảng M&A sẽ là điểm cộng giúp quá trình thực hiện giao dịch trở nên suôn sẻ hơn. Các bên nên lựa chọn những nền tảng có cung cấp các dịch vụ đi kèm như tư vấn M&A, hỗ trợ đàm phán, soạn hợp đồng... để được hỗ trợ toàn diện nhất.

Trên đây là một số tiêu chí quan trọng để đánh giá các sàn giao dịch M&A. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác một cách kỹ lưỡng để tìm ra nền tảng phù hợp với mình nhất.

4.MMatch - Sàn mua bán doanh nghiệp ưu việt thời 4.0

Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường M&A, INMERGERS, đã cho ra đời MMatch - sàn mua bán doanh nghiệp tiên phong trong việc kết nối đầu tư quốc tế bằng việc ứng dụng những công nghệ ưu việt thời đại 4.0.

<ALT: mmatch-la-nen-tang-cong-nghe-tien-phong-tai-viet-nam-duoc-phat-trien-boi-inmergers>

MMatch là nền tảng công nghệ M&A tiên phong tại Việt Nam được phát triển bởi INMERGERS.

MMatch là nền tảng kết nối giữa bên bán và bên mua ứng dụng công nghệ Auto-matching để tự động kết nối những hồ sơ phù hợp với nhau, giúp giảm chi phí đến mức tối thiểu và thời gian tìm kiếm đối tác sẽ ngắn hơn gấp 10 lần so với các phương thức truyền thống. Tham gia MMatch, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể tiếp cận với những lợi ích vượt trội:

  • Cơ sở dữ liệu gần 40.000 hồ sơ: Danh sách các doanh nghiệp tiềm năng và nhà đầu tư trên khắp thế giới được INMERGERS cập nhật và mở rộng thường xuyên, đem tới cơ hội vô hạn để người dùng tìm kiếm đối tác phù hợp.
  • Tích hợp những tính năng hiện đại: MMatch sử dụng công nghệ Auto-matching để tự động kết nối bên bán và bên mua khi tìm thấy hồ sơ phù hợp. Bộ lọc tìm kiếm theo nhiều tiêu chí giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm đối tác theo nhu cầu.
  • Bảo mật thông tin: Những thông tin mà doanh nghiệp và nhà đầu tư dùng để tham gia MMatch sẽ được hoàn toàn bảo mật và sẽ không hiển thị trên hệ thống cho đến khi có đối tác muốn liên hệ trực tiếp với người dùng.
  • Nền tảng thuận tiện giúp liên hệ dễ dàng: Sau khi hệ thống kết nối những hồ sơ phù hợp, các bên cũng có thể trao đổi trực tiếp trên hệ thống của INMERGERS, khiến cho quá trình tiếp cận đối tác trở nên nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện.
  • Các công cụ hỗ trợ: Nền tảng MMatch được tích hợp Công cụ định giá dựa trên công thức chiết khấu dòng tiền (DCF) hỗ trợ bên bán, bên muacó được thông tin tham khảo hữu ích trong quá trình đưa ra các quyết định đầu tư.

Kết luận

Sàn mua bán doanh nghiệp là một công cụ tiện lợi và hữu ích để các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào các thương vụ M&A. Trên đây, INMERGERS đã cùng bạn tìm hiểu về những lợi ích của các sàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, cũng như các tiêu chí để lựa chọn một nền tảng M&A phù hợp.

Tham gia MMatch - sàn mua bán doanh nghiệp của INMERGERS để kết nối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời nhận tư vấn đầy đủ về mặt pháp lý để tối đa hóa lợi nhuận từ khoản đầu tư của bạn.

Chia sẻ