Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

Tìm Hiểu Về Case Study M&A Điển Hình Của Ngành Sữa Việt Nam: Thương Vụ Mua Bán Giữa Vinamilk Và Gtnfoods

 

một năm trước

 

17:46

Không chỉ là một trong 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009 – 2018, Vinamilk còn là doanh nghiệp dẫn đầu lĩnh vực mua bán và sáp nhập của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Với hầu hết các hoạt động M&A đều cho thấy tính hiệu quả khi mang lại giá trị lợi nhuận tăng tiến, Vinamilk chính xác là sự lựa chọn tiêu biểu khi nghiên cứu về hình thức kinh doanh này. Để hiểu hơn về chiến lược phát triển của “đại gia ngành sữa”, hãy cùng INMERGERS tìm hiểu case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods trong bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về bối cảnh của case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods

Case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods là một trường hợp tiêu biểu đại diện cho sự phức tạp và quy mô lớn trong quá trình thực hiện hoạt động giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

case-study-m-&-a-giua-vinamilk-va-gtnfoods-la-truong-hop-tieu-bieu-cho-hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-doanh-nghiep

Case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods là trường hợp tiêu biểu cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Năm 2019, thị trường sữa của Việt Nam được nhiều chuyên gia dự báo là sẽ tăng trưởng với mức 5 – 6%/năm vì đây là ngành hàng đã bắt đầu bước vào giai đoạn bão hòa. Tại thời điểm đó, là công ty lớn nhất trong ngành sữa, Vinamilk đã nhanh chóng nhận thức được sự khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng như các giai đoạn trước.

Hơn nữa, sự cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng trở nên khốc liệt khi một số doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi từ kết quả của các hiệp định thương mại tự do. Trong bối cảnh đó, Vinamilk đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp cho bài toán phát triển của mình. Trong đó, nổi bật nhất là chiến lược Tăng cường hoạt động M&A.

Ở mặt khác, Mộc Châu Milk (MCM) là thương hiệu có lịch sử lâu đời và quen thuộc tại miền Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn khi nắm giữ 23% thị phần thị trường này vào 2018. Ngoài ra, MCM còn sở hữu đàn bò với quy mô lên đến 27,500 con được nuôi trên diện tích hơn 4,000 ha.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của GTNFoods (sở hữu 51% MCM) lại cho thấy chiều hướng kém hiệu quả. Cụ thể, doanh thu trong giai đoạn 2017 - 2019 của doanh nghiệp liên tục bị sụt giảm từ 3,781 tỷ xuống còn 2,970 tỷ. Trong khi đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng lên đến 13.6% và 6.6%. Hơn nữa, cả hai chỉ số ROE và ROA của GTNFoods trong giai đoạn trên lại luôn ở mức < 1%.

Việc sở hữu vùng nuôi tiềm năng (gần Trung Quốc) và có thị phần lớn tại miền Bắc nhưng hoạt động kinh doanh lại ngày càng kém hiệu quả. GTN chính xác là công ty mục tiêu mà Vinamilk muốn nhắm đến.

2. Diễn biến của case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods

Sau khi Vinamilk công bố chào mua công khai cổ phiếu của GTN, các nhà lãnh đạo của hai bên đã có nhiều cuộc gặp mặt song phương để trao đổi về định hướng chiến lược phát triển.

thuong-vu-m-&-a-giua-vinamil-va-gtnfoods-da-di-den-thong-nhat-sau-nhieu-lan-ban-bac

Thương vụ M&A giữa Vinamilk và GTNFoods đã đi đến thống nhất sau nhiều lần bàn bạc

Hai bên đã đạt được thỏa thuận chung trước ngày 07/12/2019 khi HĐQT của Vinamilk đưa ra nghị quyết nâng tỷ lệ sở hữu của mình lên 75%. Sự thống nhất trên càng được làm rõ hơn thông qua nghị quyết của cuộc họp cổ đông vào ngày 16/12/2019 để làm rõ vấn đề khi Vinamilk được phép nâng tỷ lệ sở hữu lên 75% mà không cần làm thủ tục chào mua công khai. Đồng thời GTN cũng thông qua phương án thoái vốn để tái cấu trúc công ty với tỷ lệ tán thành lên tới 99.98%.

Sau khi hoàn tất tái cấu trúc vào ngày 31/12/2019, GTN sẽ chỉ sở hữu đúng 2 công ty con (Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam và Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu) cùng 3 công ty liên kết. Trong đó, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam chính là công ty mẹ của MCM. Có thể thấy rằng, hoạt động cốt lõi sau khi tái cấu trúc của GTN là tập trung vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sữa thay vì hoạt động đa dạng ngành nghề giống như trước đây.

3. Thương vụ M&A với Vinamilk giúp GTN có sự chuyển biến đột phá

Cũng như các dự án M&A khác, sau khi Vinamilk tham gia điều hành và quản trị, GTN đã ghi nhận những kết quả phát triển tích cực.

thuong-vu-m-&-a-voi-vinamilk-giup-gtn-co-su-chuyen-bien-dot-pha

Thương vụ M&A với Vinamilk giúp GTN có sự chuyển biến đột phá

Cụ thể, trong quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3%. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế quý I/2020 của công ty cũng đạt 40 tỷ đồng, cao gấp 2.3 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, Vilico (VLC) cũng báo lãi quý I/2020 tăng 30% (Vilico hiện là công ty con của CTCP GTNfoods nên cũng thuộc sở hữu của Vinamilk). Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk cũng là nhờ việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động của ông lớn Vinamilk.

Không chỉ dừng lại ở đó, Vinamilk còn tập trung hỗ trợ Mộc Châu Milk về mảng phát triển trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao theo chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp cũng bao tiêu sản phẩm sữa nguyên liệu từ các hộ chăn nuôi ở Mộc Châu, hỗ trợ kỹ thuật, chăn nuôi, thú y cho bà con… Từ đó, Vinamilk góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phát triển đời sống kinh tế, xã hội của huyện Mộc Châu và địa bàn lân cận.

Kết luận

Trên đây, là những thông tin tổng quan xoay quanh case study M&A giữa Vinamilk và GTNFoods mà MMatch đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có được kiến thức hữu ích trong lĩnh vực mua bán và sát nhập doanh nghiệp.

Tham gia ngay website https://inmergers.com/vn để kết nối với các SMEs, hỗ trợ nhau phát triển kinh doanh và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu!

Chia sẻ