Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT VỚI ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI?

 

5 tháng trước

 

14:52

Để hiểu sâu hơn về nhượng quyền thương mại và phân biệt được điểm khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Nhượng quyền thương mại trong m&a là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép, yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành các hoạt động mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn các điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

Nhượng quyền thương mại là một dạng thoả thuận giữa bên nhượng quyền kinh doanh và bên nhận nhượng quyền.

2. Vai trò của hình thức nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại đóng vai trò như công cụ đào tạo xã hội, khi mà bên nhận quyền được học hỏi kinh nghiệm, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm thực tế để xây dựng mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, nó còn là nhân tố giúp nền kinh tế phát triển qua quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự và tạo ra thặng dư.

3. Ưu điểm và hạn chế của nhượng quyền thương mại

3.1. Ưu điểm:

Với bên nhượng quyền:

  • Nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng thương hiệu thông qua việc chuyển nhượng cho các doanh nghiệp khác.
  • Đồng thời giúp doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập một cách hiệu quả, nhanh chóng vào một quốc gia nhờ sự hỗ trợ từ doanh nghiệp trong nước.

Với bên nhận quyền:

  • Tiết kiệm thời gian cho nhận diện, phát triển thương hiệu; thu hút khách hàng và chi phí cho quảng bá, tiếp thị.

3.2. Hạn chế:

Với bên nhượng quyền:

  • Lộ bí mật, công thức kinh doanh bởi nhượng quyền thương mại bắt buộc bên nhượng quyền phải chuyển giao công thức và quy trình sản xuất cho bên nhận quyền.

Với bên nhận quyền:

  • Bài toán chi phí: nguồn vốn đầu tư, chi phí mua bản quyền, chi phí nhân sự, đào tạo,...
  • Vấn đề cạnh tranh trong cùng hệ thống.

4. Các hình thức nhượng quyền thương mại thường gặp:

Nhượng quyền sơ cấp (nhượng quyền trực tiếp): là bên nhượng quyền trực tiếp ký hợp đồng nhượng quyền với bên nhận quyền mà không qua trung gian.

Nhượng quyền thứ cấp (nhượng quyền gián tiếp): là hình thức nhượng quyền qua trung gian. Bên nhận quyền đóng vai là bên nhượng quyền và thực hiện việc nhượng quyền cho bên thứ ba.

Nhượng quyền thứ cấp

Nhượng quyền thứ cấp là hình thức nhượng quyền thương mại giữa bên chủ thể, bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhận lại quyền.

5. Điểm khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại

5.1. Về trách nhiệm các bên:

  • Nhượng quyền thương mại: Bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập. Vì vậy, bên nhận quyền phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Đại lý thương mại: Bên giao đại lý nắm quyền sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Bên giao đại lý có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ và phải chịu trách nhiệm nếu có phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hóa.

5.2. Về cách thức hoạt động:

  • Nhượng quyền thương mại: bên nhận quyền chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ yêu cầu sao cho phù hợp với hệ thống nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống nhượng quyền thương mại.
  • Đại lý thương mại: Bên đại lý chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác.

5.3. Về nghĩa vụ tài chính:

  • Nhượng quyền thương mại: Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại.
  • Đại lý thương mại: Bên nhận đại lý được hưởng thù lao do bên giao đại lý chi trả được quy định trong hợp đồng giữa hai bên.
Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại khác nhau ở trách nhiệm, cách thức hoạt động và nghĩa vụ tài chính giữa các bên.

6. Những lưu ý khi tiến hành nhượng quyền thương mại trong một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Đầu tư vào nhượng quyền thương mại hoặc trở thành nhà nhượng quyền có thể là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng trước khi chọn bất kỳ khoản đầu tư nhượng quyền nào và ký bất kỳ thỏa thuận nhượng quyền nào, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng, hiểu những gì hệ thống nhượng quyền đang cung cấp và nhận được sự hỗ trợ của một luật sư nhượng quyền có trình độ.

Phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý khi tham gia nhượng quyền thương mại

Kết luận:

Nếu thương hiệu của bạn đang cần tìm hiểu thêm về kinh nghiệm mua bán doanh nghiệp, hãy đến với MMatch sàn mua bán doanh nghiệp MMatch của IMMERGERS, nơi giúp nhà đầu tư tìm được những đơn vị nhượng quyền, cũng như giúp những đơn vị nhượng quyền tìm được khách hàng.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ