Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

Cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp

 

một năm trước

 

12:57

1.Những lưu ý trước khi tiến hành các cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp:

a.Tìm hiểu thông tin thị trường cụ thể:

Tìm nhà đầu tư quyết định trực tiếp đến doanh thu hàng tháng cũng như kết quả công việc kinh doanh trong một thời gian nhất định. Vì vậy trước khi tìm nhà đầu tư, cần tìm hiểu kỹ càng những nội dung INMERGERS đưa ra sau đây:

  • Các kênh gọi vốn uy tín hiện nay
  • Những lưu ý tránh bị lừa tại các kênh gọi vốn
  • Hiểu đúng về gọi vốn

b.Tuân thủ nguyên tắc 3C:

  • Có bản dự án: Bản dự án phải được nghiên cứu và xây dựng một cách chuyên nghiệp, chi tiết, khả thi. Nếu không đủ khả năng viết bản dự án, thì có thể thực hiện thuê viết dự án.
  • Có Team: Đội ngũ nhân sự để thực hiện dự án, team cần có kinh nghiệm chuyên môn và tâm huyết với dự án. Đặc biệt, người chủ dự án đóng vai trò quan trọng nhất.
  • Có sản phẩm/dịch vụ mẫu: Việc Startup có sản phẩm, dịch vụ mẫu luôn được đánh giá cao hơn rất nhiều, có cơ hội nhận được quan tâm và đầu tư hơn là các Startup vẫn đang nằm ở trên giấy. Sẽ càng tốt hơn nếu sản phẩm và dịch vụ đã được thương mại hóa.
ALT:<Tim-hieu-va-tuan-thu-nhung-luu-y-truoc-khi-tim-nha-dau-tu-cho-du-an-khoi-nghiep>

Tìm hiểu và tuân thủ những lưu ý trước khi tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp

2. Những lựa chọn đầu tư mà doanh nghiệp cần nắm

  • Đầu tư tư nhân (PE): PE bao gồm một số loại đầu tư thường được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân để mua một công ty, tài trợ cho một dự án hoặc đầu tư cá nhân.
  • Đầu tư mạo hiểm (VC): Các khoản đầu tư của VC được quản lý khác nhau và thường được thiết kế để tài trợ cho các công ty khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. VC cũng cung cấp chuyên môn và hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp.
  • Đầu tư thiên thần: Các nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân tìm kiếm lợi nhuận cao thông qua các khoản đầu tư cá nhân vào các công ty khởi nghiệp. Họ cung cấp tài chính cho các công ty khởi nghiệp tương tự như các nhà đầu tư mạo hiểm với số tiền đầu tư nhỏ hơn.

3.6 giai đoạn tìm nhà đầu tư:

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị các nội dung cần thiết (tuân thủ nguyên tắc 3C), các nội dung liên quan khác. Trong đó gồm có: Bản chi tiết dự án kinh doanh, pitch deck giới thiệu về dự án, danh sách thành viên của dự án, kế hoạch tìm nhà đầu tư chi tiết, chuẩn bị các tình huống, các câu trả lời mà nhà đầu tư có thể hỏi.
  • Tìm kiếm: Sử dụng đa kênh cũng là một cách tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp. Cụ thể, đó là danh sách nhà đầu tư, các tổ chức kết nối, các quỹ đầu tư, công ty đầu tư, vv… tiềm năng và có liên quan đến dự án Startup (Có thể tìm kiếm trên nền tảng INMERGERS)
  • Tiếp xúc: Thông thường, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu hồ sơ về dự án cần gọi vốn trước cho họ để tiến hành thẩm định, nếu dự án đó tiềm năng, được đánh giá tốt thì các nhà đầu tư sẽ quan tâm và gửi LOI cũng như đặt lịch hẹn. Lịch hẹn được xem là cơ hội nên chủ doanh nghiệp cùng đội ngũ cần chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng.
6 giai đoạn tìm nhà đầu tư
  • Đàm phán: Đàm phán nhà đầu tư thể hiện ở bản kế hoạch tìm nhà đầu tư chi tiết, trong bản kế hoạch này sẽ có các nội dung về kế hoạch sử dụng vốn, số vốn cần kêu gọi, tỷ lệ cổ phần, hình thức đầu tư, quyền và lợi ích của nhà đầu tư, … Khi đàm phán, sẽ có rất nhiều câu hỏi từ phía nhà đầu tư, cần chú ý về nguyên tắc đầu tư đó là các nhà đầu tư luôn muốn có lợi nhất cho mình. Cũng vì lý do đó, cần phải hiểu rất rõ dự án và lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư để có thể thuyết phục được nhà đầu tư, đồng thời cân bằng được lợi ích các bên. Quá trình đàm phán có thể kéo dài qua nhiều cuộc họp.
  • Quyết định: Cần ra các quyết định nhanh chóng nếu như tìm được nhà đầu tư phù hợp.
  • Giữ cam kết: Giữ cam kết thể hiện ở việc tuân thủ các nội dung của bản hợp đồng ký với các nhà đầu tư. Ngoài ra, đó còn là vấn đề các nhà đầu tư đã tin tưởng, ủy thác số tiền của họ để doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, giúp xây dựng và phát triển dự án.

4.Các cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp:

Có nhiều cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp . Sau đây là một số cách tiêu biểu và hiệu quả đối với các doanh nghiệp startup:

  • Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình: Thông thường những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ kỳ vọng vào những cam kết có sẵn từ nguồn lực của doanh nghiệp để chứng minh mức độ đáng tin cậy. Rõ ràng nếu bạn bè và gia đình không đặt niềm tin vào nhà khkởi nghiệp, không tin vào dự án và ý tưởng của doanh nghiệp thì khó lòng trông chờ người lạ đổ tiền đầu tư. Ở những bước đi đầu trong quá trình khởi nghiệp, sự đầu tư của bạn bè và người thân sẽ là nguồn vốn vô cùng cần thiết.
  • Mở chiến dịch kêu gọi vốn cộng đồng: Crowdfunding (kêu gọi vốn cộng đồng) là một cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng, bao gồm cả khởi nghiệp kinh doanh. Nếu tự tin vào giá trị và tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, nhà khởi nghiệp có thể chia sẻ nó cho mọi người và có quyền hy vọng những nhà đầu tư rót tiền.

Đối với hình thức huy động vốn này, ý tưởng khởi nghiệp chi tiết sẽ được đăng tải trên trang web. Suốt chiến dịch, dự án tiềm năng sẽ được các nhà đầu tư cam kết đổ vốn, cho đến khi đạt đủ số vốn doanh nghiệp khởi nghiệp cần. Đây là cách được rất nhiều bạn trẻ chọn, nhất là những dự án khởi nghiệp mang lại giá trị không chỉ về vật chất. Có lúc tiền thu được là những khoản tài trợ.

Các cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp
  • Vay ngân hàng: Để vay ngân hàng cần có tài sản thế chấp hoặc có đủ điều kiện để vay tín dụng. Mặc dù không phải là giải pháp tối ưu nhưng đây cũng là một cách để có tiền khởi nghiệp.
  • Tham gia các vườn ươm khởi nghiệp: Những tổ chức như thế này đã ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Các vườn ươm khởi nghiệp đồng thời cũng liên kết với các trường đại học lớn, các tổ chức phát triển cộng đồng, thậm chí là các công ty có nhiều nguồn lực.

Ngoài việc tạo điều kiện để ý tưởng của doanh nghiệp startup được biết đến, nhiều vườn ươm khởi nghiệp còn cung cấp nguồn lực miễn phí cho các dự án khởi nghiệp, bao gồm văn phòng làm việc, tư vấn. Đây cũng đồng thời là cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp hiệu quả khi tại đây tập trung nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến từ nhiều lĩnh vực.

  • Trao đổi với bên khác: Đây là cách đổi kỹ năng hoặc điều sẵn có để lấy thứ cần cho doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp hy sinh một phần có sẵn để có được nguồn lực hoặc vốn khởi nghiệp. Ví dụ, không có tiền thuê văn phòng nhưng doanh nghiệp có hệ thống máy tính sẵn có, khi đó có thể thương lượng để có không gian làm việc, đổi lại đồng ý hỗ trợ hệ thống vi tính cho bên có thể cung cấp văn phòng.

Có thể nói đây là cách tương hỗ lẫn nhau, cũng khá phổ biến đối với các nhà khởi nghiệp.

  • Tự thân vận động: Ngày nay, chi phí để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh không phải quá lớn và hơn 90% các nhà khởi nghiệp tự gây quỹ hay nói cách khác là tự thân vận động. Có thể sẽ khá lâu để tiết kiệm đủ tiền khởi nghiệp nhưng ưu điểm của cách này là nhà khởi nghiệp không phải từ bỏ cổ phần hay bất cứ sự kiểm soát nào đối với “đứa con” của mình.

Kết luận:

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, MMatch - nền tảng tiên phong kết nối đầu tư quốc tế ra đời nhằm giúp nhà đầu tư tự động kết nối các giao dịch M&A mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, nhượng quyền thương mại và quyền phân phối, đại lý.

Tham gia ngay sàn mua bán doanh nghiệp m&a MMatch để được hỗ trợ về mặt pháp lý, đồng hành đưa ra cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp đồng thời kết nối với các SMEs, cùng nhau phát triển kinh doanh, mang lại những thương vụ M&A thành công!

Bài viết liên quan:

Chia sẻ