Sort by

Vui lòng xác thực Email để đăng nhập

KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

 

một năm trước

 

15:28

Trong những năm gần đây, nhượng quyền thương mại là mô hình đầu tư được nhiều công ty Việt vận dụng để đưa doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Bài viết dưới đây của INMERGERS sẽ giúp bạn hiểu hơn về xu hướng nhượng quyền của nước ta đồng thời biết thêm một số giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hơn ở lĩnh vực này.

1. Thực trạng nhượng quyền thương mại Việt Nam

Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển đầy tích cực khi nhận được sự chú ý từ các thương hiệu lớn trên quốc tế trong khu vực

thuc-trang-nhuong-quyen-thuong- mai-tai-viet-nam-co-nhieu-tin-hieu- khoi-sac

Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc

Cụ thể, từ 2007 đến 2018, Việt Nam đã cấp phép nhượng quyền cho 213 doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội địa, trong đó có các thương hiệu lớn như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore), Lotteria…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng đã tiếp nhận và phát triển mô hình này để mở rộng quy mô và nâng cao giá trị thương hiệu. Tiêu biểu phải kể đến Trung Nguyên, Phở 24 hay Kinh Đô Bakery… Đặc biệt, theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam đang đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu được xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu.

Có thể thấy, các thương hiệu nước ngoài đang xem nhượng quyền thương mại là cơ hội tốt để đầu tư vào Việt Nam. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng được nguồn vốn và nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh. Hơn nữa, hoạt động này cũng tạo điều kiện để công ty nội địa được học hỏi, tiếp cận những phương thức kinh doanh và quản lý tiên tiến của thế giới.

Với việc ký kết các hiệp định kinh tế lớn, thị trường nhượng quyền của nước ta chắc chắn sẽ đón nhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai.

2. Xu hướng thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Hiện nay, doanh nghiệp nước ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mô hình nhượng quyền độc quyền khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho doanh nghiệp nội địa phát triển chi nhánh dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh. Trong khi đó, mô hình nhượng quyền thứ cấp vẫn chưa được phát triển do còn một số hạn chế về nguồn hỗ trợ tài chính.

nhuong-quyen-thuong-mai-tai-viet-nam-co-xu-huong-dung-lai-o-hinh-thuc-nhuong-quyen-doc-quyen

Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có xu hướng dừng lại ở hình thức nhượng quyền độc quyền

Bởi lẽ, Việt Nam chưa có một tổ chức nào chính thức công bố việc cho vay tín chấp cho đối tác nhận quyền giống như những quốc gia phát triển. Đơn cử như ở Mỹ, các doanh nghiệp có điều kiện hơn khi được ngân hàng tích cực tham gia cho vay tín chấp, từ tổng đầu tư dự án đến mua trang thiết bị hay vay vốn lưu động để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nhượng quyền.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hiện tại cũng đã có một vài trường hợp ngân hàng Việt Nam cho vay tài sản theo hình thức thế chấp tài sản đã mua. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của nhượng quyền thứ cấp trong tương lai.

Xem thêm: Hợp đồng nhượng quyền thương mại chi tiết nhất 2023

3. Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Mặc dù tiềm năng nhượng quyền thương mại của Việt Nam rất lớn nhưng môi trường pháp lý lại chưa được hoàn thiện. Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với không ít khó khăn khi tham gia nhượng quyền như: Thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa chuẩn hóa được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp.

Do vậy, trước khi nghĩ đến nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp Việt cần xác định tính khả thi của việc kinh doanh cũng như tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn của mình. Chỉ khi doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một nội lực đủ mạnh từ đội ngũ nhân sự, kế hoạch tiếp thị, quy trình hoạt động – vận hành thì mới đủ sức để hỗ trợ đối tác nhận quyền thương hiệu thành công, thu lại giá trị và lợi nhuận.

thuc-trang-nhuong-quyen-thuong-mai-tai-viet-nam-doi-hoi-cac-doanh-nghiep-co-nen-tang-kinh-doanh

Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định mục tiêu của nhượng quyền và chú trọng đến khâu chọn đối tác nhận quyền. Đối tác nhận quyền đủ mạnh sẽ trở thành cánh tay đắc lực trong việc vận hành chi nhánh/thị trường được giao, giúp công ty nhượng quyền có thời gian tập trung phát triển thương hiệu, phát triển hệ thống.

Kết luận

Nhượng quyền là hướng đi tiềm năng giúp doanh nghiệp phát triển hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hạn chế của thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp nội địa, nền tảng kết nối đầu tư quốc tế INMERGERS sẽ đem tới cho các công ty cơ hội kết nối với nhà đầu tư tiềm năng nhanh chóng với chi phí hoàn toàn tiết kiệm.

Tham gia ngay sàn mua bán doanh nghiệp m&a MMatch để kết nối với các SMEs, hỗ trợ nhau phát triển kinh doanh và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu!

Xem thêm:

Chia sẻ